Biểu mẫu 17

(Kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1122/TB-ĐHM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30  tháng 06 năm 2021

THÔNG BÁO

Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học năm học 2021-2022

Trình độ đào tạo: Đại học chính quy – Chương trình đại trà

STT

 

Nội dung

Ngành: Công nghệ sinh học

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực hoá học, sinh học và công nghệ sinh học để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực hoá học, sinh học và công nghệ sinh học để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Mức tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành thuộc lĩnh vực hoá học, sinh học và công nghệ sinh học và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Nhà trường có khoảng 10 loại học bổng các loại dành cho sinh viên (SV) trong quá trình học tập tại khoa. Ngoài ra SV tham gia chương trình “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” được nhà trường cấp kinh phí thực hiện đề tài và các hỗ trợ tiếp theo để tham gia các giải thưởng cấp Bộ, Eureka, và các cuộc thi khởi nghiệp…

- Đoàn và Hội khoa Công nghệ sinh học (CNSH) thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp SV phát triển các kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động xã hội cùng với địa phương.

- Ngoài các hoạt động ngoại khóa phong phú, Khoa có 6 câu lạc bộ (CLB) học thuật (CLB Môi trường, CLB Nông nghiệp, CLB Vi sinh – Sinh học phân tử, CLB thực phẩm, CLB Văn – Thể - Mỹ và CLB Tiếng Anh) với nhiều hoạt động xuyên suốt năm học nhằm giúp SV ứng dụng kiến thức chuyên môn vào các thực tế, mang tính ứng dụng cao.

- Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho SV được tiếp cận với nguồn kiến thức từ thực tế cuộc sống, trao đổi học thuật và nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Khoa CNSH Trường Đại học Mở TP.HCM đã ký thỏa thuận hợp tác với hơn 20 Trường Đại học, viện, trung tâm, nhà máy sản xuất uy tín hàng đầu trong lĩnh vực CNSH trong và ngoài nước như Trường ĐH Kasetsart Thái Lan, Trung tâm kỹ thuật gen và CNSH Quốc gia (BIOTEC) Thái Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bình Dương, Viện cây ăn quả Miền Nam, Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM, Công ty CP Công nghệ Việt Á,Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Trung tâm Công Nghệ Sinh Học TP.HCM, cũng như hợp tác trong việc tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu với nhiều đơn vị khác: Trường ĐH Nanyang (Singapore), Trường ĐH Anglia (UK), Đại học Kasetsart, Thái Lan, Trường ĐH Niigata, Nhật Bản… Một trong các tổ chức đã ký kết hợp tác (Trường Đại Học Kasetsart, Thái Lan) đang cùng Khoa thực hiện chương trình internship, sử dụng tiếng Anh trong học tập. Thông qua chương trình này, sinh viên năm thứ 3 của Khoa đã có điều kiện đến học tập, NCKH tại Trường Kasetsart, là cơ hội thực tập tốt về chuyên môn cũng như phát triển các kĩ năng khác, đặc biệt là ngoại ngữ. 

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://v1.ou.edu.vn/cnsh/Pages/noi-dung-chuong-trinh.aspx

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Học tập tiếp tục tại các bậc học cao hơn (cao học, nghiên cứu sinh) trong và ngoài nước.   

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Kỹ thuật viên, chuyên viên, nhân viên quản lý làm việc ở các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các Bộ, Ngành, hoặc các địa phương;     

2. Vị trí việc làm 2: Phụ trách kỹ thuật, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng sản phẩm (QC hoặc QA) tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Nông, Lâm, Y - Dược, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Môi trường...;

3. Vị trí việc làm 3: Nghiên cứu viên thuộc các lĩnh vực về Sinh học, Sinh học thực nghiệm và Công nghệ sinh học ở các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, các Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;

4. Vị trí việc làm 4: Cán bộ trợ giảng, cán bộ giảng dạy tham gia giảng dạy sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và Công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp …

5. Vị trí việc làm 5: Tạo lập hoặc tham gia quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Công nghệ sinh học;

6. Vị trí việc làm 6: Nhân viên kinh doanh, tư vấn viên tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược…

Ngành: Công nghệ thực phẩm

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển công việc chuyên môn và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, và kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

3. Mức tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Nhà trường có khoảng 10 loại học bổng các loại dành cho SV trong quá trình học tập tại khoa. Ngoài ra SV tham gia chương trình “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” được nhà trường cấp kinh phí thực hiện đề tài và các hỗ trợ tiếp theo để tham gia các giải thưởng cấp Bộ, Eureka, và các cuộc thi khởi nghiệp…

- Đoàn và Hội khoa CNSH thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp SV phát triển các kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động xã hội cùng với địa phương.

- Ngoài các hoạt động ngoại khóa phong phú, Khoa có 6 câu lạc bộ học thuật (CLB Môi trường, CLB Nông nghiệp, CLB Vi sinh – Sinh học phân tử, CLB thực phẩm, CLB Văn – Thể - Mỹ và CLB Tiếng Anh) với nhiều hoạt động xuyên suốt năm học nhằm giúp SV ứng dụng kiến thức chuyên môn vào các thực tế, mang tính ứng dụng cao.

- Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho SV được tiếp cận với nguồn kiến thức từ thực tế cuộc sống, trao đổi học thuật và nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Khoa CNSH Trường Đại học Mở TP.HCM đã ký thỏa thuận hợp tác với hơn 20 Trường Đại học, viện, trung tâm, nhà máy sản xuất uy tín hàng đầu trong và ngoài nước như Trường ĐH Kasetsart Thái Lan, Trung tâm kỹ thuật gen và CNSH Quốc gia (BIOTEC) Thái Lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bình Dương, Viện cây ăn quả Miền Nam, Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM, Công ty CP Công nghệ Việt Á,Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Trung tâm Công Nghệ Sinh Học TP.HCM, cũng như hợp tác trong việc tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu với nhiều đơn vị khác: Trường ĐH Nanyang (Singapore), Trường ĐH Anglia (UK), Đại học Kasetsart, Thái Lan, Trường ĐH Niigata, Nhật Bản… Một trong các tổ chức đã ký kết hợp tác (Trường Đại Học Kasetsart, Thái Lan) đang cùng Khoa thực hiện chương trình internship, sử dụng tiếng Anh trong học tập. Thông qua chương trình này, sinh viên năm thứ 3 của Khoa đã có điều kiện đến học tập, NCKH tại Trường Kasetsart, là cơ hội thực tập tốt về chuyên môn cũng như phát triển các kĩ năng khác, đặc biệt là ngoại ngữ. 

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://v1.ou.edu.vn/cnsh/Pages/noi-dung-chuong-trinh.aspx

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Học tập tiếp tục tại các bậc học cao hơn (cao học, nghiên cứu sinh) trong và ngoài nước

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1:Kỹ thuật viên, chuyên viên, nhân viên quản lý làm việc ở các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý có liên quan đến Thực phẩm và Công nghệ Thực phẩm của các Bộ, Ngành, hoặc các địa phương;     

2. Vị trí việc làm 2: Phụ trách kỹ thuật, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng sản phẩm (QC hoặc QA) tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm

3. Vị trí việc làm 3: Nghiên cứu viên thuộc các lĩnh vực về Thực phẩm và Công nghệ sinh học ở các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, các Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;

4. Vị trí việc làm 4: Cán bộ trợ giảng, cán bộ giảng dạy tham gia giảng dạy Công nghệ thực phẩm ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp …

5. Vị trí việc làm 5: Tạo lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Công nghệ thực phẩm;

6. Vị trí việc làm 6: Nhân viên kinh doanh, tư vấn viên tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực thực phẩm

Ngành: Khoa học máy tính

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Có kiến thức nền tảng về khoa học máy tính.

- Có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo (khai phá dữ liệu, thị giác máy tính).

2. Kỹ năng:

- Phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành các hệ thống thông tin, thiết kế mạng máy tính. 

- Quản lý dự án công nghệ thông tin và giải quyết các bài toán về trí tuệ nhân tạo như khai phá dữ liệu, thị giác máy tính.

- Làm việc độc lập, làm việc nhóm, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm, viết báo cáo, thuyết trình, đàm phán, giải quyết vấn đề.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng; ý thức phục vụ đất nước; có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tác phong làm việc nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp; nhận thức được vai trò của ngành công nghệ thông tin trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Khoa có các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, ứng dụng CNTT vào kinh tế, sản xuất, quản lý, …  tại TP HCM để đưa sinh viên đi thực tập và tham quan học hỏi hằng năm.

- Các câu lạc bộ học thuật như: Câu lạc bộ Anh văn, Câu lạc bộ Lập trình, Câu lạc bộ Olympic Tin học… hỗ trợ sinh viên các hoạt động học thuật, nâng cao kiến thức chuyên môn, giải quyết các bài toán nghề nghiệp.

- Hằng năm sinh viên của Khoa đạt các giải Olympic Tin học Quốc gia, giải Nghiên cứu Khoa học Tài năng khoa học trẻ Việt Nam (cấp Bộ), giải nghiên cứu khoa học Eureka (cấp Thành phố)

- Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên của Khoa có nhiều hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên của Khoa bằng các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm củng cố, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên.

- Các chuyến dã ngoại, cắm trại, cuộc thi văn nghệ, thể thao và hoạt động thanh niên tình nguyện được tổ chức định kỳ nhằm phát triển các kỹ năng xã hội của sinh viên.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://it.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/CTDT%20Khoa%20hoc%20may%20tinh_7480101.PDF

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học có thể học tiếp các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc ngành Khoa học máy tính.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Lập trình viên phát triển phần mềm, ứng dụng trong lĩnh vực được đào tạo (Programmer/Software Developer). Triển vọng nghề nghiệp: thăng tiến lên trưởng nhóm phát triển (Team Leader), giám đốc kỹ thuật (Technical director), quản lý dự án phần mềm (Software project manager).       

2. Vị trí việc làm 2:Chuyên viên quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, hệ thống Cơ sở dữ liệu, hệ thống Web; chuyên viên phân tích – khai phá dữ liệu. Triển vọng nghề nghiệp: Thăng tiến lên vị trí phân tích hệ thống thông tin, trưởng phòng quản lý hệ thống thông tin, giám đốc hệ thống thông tin (CIO).       

3. Vị trí việc làm 3: Chuyên viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng; Chuyên viên an toàn và bảo mật thông tin. Triển vọng nghề nghiệp: Thăng tiến lên vị trí trưởng phòng quản lý hệ thống thông tin, giám đốc hệ thống thông tin (CIO).       

4. Vị trí việc làm 4: Chuyên viên huấn luyện và đào tạo, nghiên cứu viên trong lĩnh vực khoa học máy tính/ công nghệ thông tin. Triển vọng nghề nghiệp: tư vấn cố vấn các vấn đề trong lĩnh vực khoa học máy tính/ công nghệ thông tin, tiếp tục học lên ở bậc cao hơn và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu.      

Ngành: Hệ thống thông tin quản lý

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Có kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin, kinh tế và quản trị.

- Có kiến thức chuyên sâu về tin học quản lý giải quyết các vấn đề nghiệp vụ trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán, các cơ quan quản lý khu vực công.

2. Kỹ năng:

- Phân tích, thiết kế, phát triển, vận hành các hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, chứng khoán, các cơ quan quản lý khu vực công.

- Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế và quản trị.

- Làm việc độc lập, làm việc nhóm, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm, viết báo cáo, thuyết trình, đàm phán, giải quyết vấn đề.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng; ý thức phục vụ đất nước; có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tác phong làm việc nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp; nhận thức được vai trò của ngành Hệ thống thông tin quản lý trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Khoa có các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT vào kinh tế, sản xuất, quản lý, …  tại TP HCM để đưa sinh viên đi thực tập và tham quan học hỏi hằng năm.

- Các câu lạc bộ học thuật như: Câu lạc bộ Anh văn, Câu lạc bộ Lập trình, Câu lạc bộ Olympic Tin học… hỗ trợ sinh viên các hoạt động học thuật, nâng cao kiến thức chuyên môn, giải quyết các bài toán nghề nghiệp.

- Hằng năm sinh viên của Khoa đạt các giải Olympic Tin học Quốc gia, giải Nghiên cứu Khoa học Tài năng khoa học trẻ Việt Nam (cấp Bộ), giải nghiên cứu khoa học Eureka (cấp Thành phố)

- Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên của Khoa có nhiều hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên của Khoa bằng các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm củng cố, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên.

- Các chuyến dã ngoại, cắm trại, cuộc thi văn nghệ, thể thao và hoạt động thanh niên tình nguyện được tổ chức định kỳ nhằm phát triển các kỹ năng xã hội của sinh viên.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://it.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/CTDT%20He%20thong%20thong%20tin%20quan%20ly_7340405.PDF

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học có thể học tiếp các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Chuyên viên có nghiệp vụ công nghệ thông tin giải quyết các bài toán kinh tế và quản trị như marketing, nhân sự, kinh doanh, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP. Triển vọng nghể nghiệp: Thăng tiến lên giám đốc thông tin (CIO), quản lý dự án (PM), chuyên gia tư vấn hoạch định nhân lực doanh nghiệp (ERP).       

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, quản trị hệ cơ sở dữ liệu (DBA), quản trị hệ thống thương mại điện tử, lập trình viên, kiểm thử viên phần mềm. Triển vọng nghề nghiệp: Thăng tiến lên trưởng nhóm phát triển (Team Leader), giám đốc kỹ thuật (Technical director), quản lý dự án phần mềm (Software project manager)        

3. Vị trí việc làm 3:Chuyên viên huấn luyện và đào tạo, nghiên cứu viên trong lĩnh vực Hệ thống thông tin quản lý. Triển vọng nghề nghiệp: Tư vấn cố vấn các vấn đề trong lĩnh vực Hệ thống thông tin quản lý, tiếp tục học lên ở bậc cao hơn và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu.       

Ngành: Công nghệ thông tin

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Có kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin.

- Có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo (khai phá dữ liệu, thị giác máy tính).

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Công nghệ thông tin và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Khoa có các mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, ứng dụng CNTT vào kinh tế, sản xuất, quản lý, …  tại TP HCM để đưa sinh viên đi thực tập và tham quan học hỏi hằng năm.

- Các câu lạc bộ học thuật như: Câu lạc bộ Anh văn, Câu lạc bộ Lập trình, Câu lạc bộ Olympic Tin học… hỗ trợ sinh viên các hoạt động học thuật, nâng cao kiến thức chuyên môn, giải quyết các bài toán nghề nghiệp.

- Hằng năm sinh viên của Khoa đạt các giải Olympic Tin học Quốc gia, giải Nghiên cứu Khoa học Tài năng khoa học trẻ Việt Nam (cấp Bộ), giải nghiên cứu khoa học Eureka (cấp Thành phố)

- Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên của Khoa có nhiều hoạt động hỗ trợ học tập cho sinh viên của Khoa bằng các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm củng cố, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên.

- Các chuyến dã ngoại, cắm trại, cuộc thi văn nghệ, thể thao và hoạt động thanh niên tình nguyện được tổ chức định kỳ nhằm phát triển các kỹ năng xã hội của sinh viên.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://it.ou.edu.vn/asset/ckfinder/userfiles/5/files/CTDT_CNTT_2019.PDF

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học có thể học tiếp các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc ngành Công nghệ thông tin.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Lập trình viên phát triển phần mềm, ứng dụng trong lĩnh vực được đào tạo (Programmer/Software Developer). Triển vọng nghề nghiệp: thăng tiến lên trưởng nhóm phát triển (Team Leader), giám đốc kỹ thuật (Technical director), quản lý dự án phần mềm (Software project manager)     

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, hệ thống Cơ sở dữ liệu, hệ thống Web; chuyên viên phân tích – khai phá dữ liệu. Triển vọng nghề nghiệp: Thăng tiến lên vị trí phân tích hệ thống thông tin, trưởng phòng quản lý hệ thống thông tin, giám đốc hệ thống thông tin (CIO).       

3. Vị trí việc làm 3: Chuyên viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng; Chuyên viên an toàn và bảo mật thông tin. Triển vọng nghề nghiệp: Thăng tiến lên vị trí trưởng phòng quản lý hệ thống thông tin, giám đốc hệ thống thông tin (CIO).       

4. Vị trí việc làm 4:Chuyên viên huấn luyện và đào tạo, nghiên cứu viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Triển vọng nghề nghiệp: tư vấn cố vấn các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tiếp tục học lên ở bậc cao hơn và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu.      

Ngành: Kế toán

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế, luật, quản trị, tài chính  và kế toán để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực Kế toán để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Kế toán và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Khoa Kế toán – Kiểm toán tạo môi trường năng động cho sinh viên qua các hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên, văn thể mỹ cũng như hoạt động thiện nguyện. Sinh viên của Khoa đã đạt giải cao trong các cuộc thi Eureka do Thành đoàn TPHCM tổ chức, các giải nhất về văn nghệ của Trường và tham gia hội diễn văn nghệ sinh viên toàn quốc.

- Khoa luôn duy trì mở các lớp báo cáo chuyên đề hỗ trợ kỹ năng thực tập tốt nghiệp để cập nhật thêm kiến thức thực tiễn và kỹ năng mềm cho sinh viên trước khi đi thực tập. Cụ thể: lớp Kỹ năng lập báo cáo thuế, tham gia quyết toán thuế, lớp Kỹ năng phỏng vấn, viết CV, lớp Ứng dụng công cụ Excel trong công việc. Công tác hướng nghiệp cho sinh viên cũng được coi trọng. Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên tổ chức báo cáo chuyên đề, các hội thảo nghề nghiệp cho sinh viên.

- Khoa đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp sau: công ty Epicor, công ty Tài Việt (về phần mềm kiểm toán), công ty Vclick (về phần mềm ERP), công ty NC9 (về phần mềm kế toán Hàn Quốc), công ty HD Expertise (về phần mềm kế toán MYOB- Úc). Các công ty sẽ cung cấp giải pháp phần mềm trong quản lý, tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, đánh giá các phần mềm, tham gia vào việc thiết kế và xây dựng các phần mềm, tổ chức thao tác và áp dụng phần mềm với các tình huống kinh doanh, dữ liệu của các công ty trong thực tiễn.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://ou.edu.vn/ktkt/Documents/CTDT_KETOAN_UPLOAD.pdf

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Người học có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ như tham gia học chương trình Kế toán công chứng Anh, Kế toán công chứng Úc… chương trình Thạc sĩ ngành Kế toán, Kiểm toán hoặc học mở rộng kiến thức của các ngành gần như Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế.

- Ngoài ra, sinh viên có thể chọn hướng theo các chứng chỉ nghề nghiệp của Việt Nam (Kiểm toán viên hành nghề, Kế toán viên hành nghề, Kế toán trưởng) hoặc quốc tế (ACCA, CPA Australia…)

 

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Kế toán các phần hành tại các doanh nghiệp như Kế toán kho, Kế toán công nợ, Kế toán giá thành, Kế toán tiền lương, Kế toán thuế.     

2. Vị trí việc làm 2: Kế toán viên tại các tổ chức tài chính và công ty chứng khoán như Ngân hàng, Quỹ đầu tư.       

3. Vị trí việc làm 3: Kế toán viên tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị công ích như trường học, bệnh viện..    

Sau khi tích lũy kinh nghiệm làm việc, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí: Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành.

Ngành: Kiểm toán

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế, luật, quản trị, tài chính và ngành kiểm toán để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực   để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành   và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Khoa Kế toán – Kiểm toán tạo môi trường năng động cho sinh viên qua các hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên, văn thể mỹ cũng như hoạt động thiện nguyện. Sinh viên của Khoa đã đạt giải cao trong các cuộc thi Eureka do Thành đoàn TPHCM tổ chức, các giải nhất về văn nghệ của Trường và tham gia hội diễn văn nghệ sinh viên toàn quốc.

- Khoa luôn duy trì mở các lớp báo cáo chuyên đề hỗ trợ kỹ năng thực tập tốt nghiệp để cập nhật thêm kiến thức thực tiễn và kỹ năng mềm cho sinh viên trước khi đi thực tập. Cụ thể: lớp Kỹ năng lập báo cáo thuế, tham gia quyết toán thuế, lớp Kỹ năng phỏng vấn, viết CV, lớp Ứng dụng công cụ Excel trong công việc. Công tác hướng nghiệp cho sinh viên cũng được coi trọng. Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên tổ chức báo cáo chuyên đề, các hội thảo nghề nghiệp cho sinh viên.

- Khoa đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp sau: công ty Epicor, công ty Tài Việt (về phần mềm kiểm toán), công ty Vclick (về phần mềm ERP), công ty NC9 (về phần mềm kế toán Hàn Quốc), công ty HD Expertise (về phần mềm kế toán MYOB- Úc). Các công ty sẽ cung cấp giải pháp phần mềm trong quản lý, tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, đánh giá các phần mềm, tham gia vào việc thiết kế và xây dựng các phần mềm, tổ chức thao tác và áp dụng phần mềm với các tình huống kinh doanh, dữ liệu của các công ty trong thực tiễn.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://ou.edu.vn/ktkt/Documents/CTDT_KIEMTOAN_UPLOAD.pdf

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Người học có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ như tham gia học chương trình Kế toán công chứng Anh, Kế toán công chứng Úc… chương trình Thạc sĩ ngành Kế toán, Kiểm toán hoặc học mở rộng kiến thức của các ngành gần như Tài chính- Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế.

- Ngoài ra, sinh viên có thể chọn hướng theo các chứng chỉ nghề nghiệp của Việt Nam (Kiểm toán viên hành nghề, Kế toán viên hành nghề, Kế toán trưởng) hoặc quốc tế (ACCA, CPA Australia…).

 

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Trợ lý kiểm toán cho các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính- kế toán-thuế.

2. Vị trí việc làm 2: Kiểm toán viên nội bộ, Nhân viên ban kiểm soát     

3. Vị trí việc làm 3: Giám sát viên Tài chính-Kế toán tại các doanh nghiệp     

4. Vị trí việc làm 4: Nhân viên nghiệp vụ tại các công ty môi giới chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm tại các doanh nghiệp và các đơn vị kiểm toán Nhà nước.           

5. Vị trí việc làm 5:Kế toán các phần hành tại các doanh nghiệp như Kế toán kho, Kế toán công nợ, Kế toán giá thành, Kế toán tiền lương, Kế toán thuế.           

Sau khi tích lũy kinh nghiệm làm việc, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí: Kiểm toán viên, Kế toán trưởng, Giám đốc kiểm toán, Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành.

Ngành: Luật

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết nền tảng và thực tiễn thuộc các lĩnh vực pháp luậtngành luật để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc các lĩnh vực pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Luật và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Tổ chức hướng dẫn lập kế hoạch học tập, kỹ năng học đại học, tư vấn chọn ngành học,...

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi học thuật hoặc chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học,...

- Báo cáo chuyên đề, tìm hiểu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng mềm,...

- Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu thực tập, kiến tập, việc làm, nhà trọ,...

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://khoaluat.ou.edu.vn/public/uploads/ck/media/files/CHUONG%20TRINH%20DAO%20TAO%20NGANH%20LUAT%202019.pdf

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Có thể học tiếp chương trình cao học các chuyên ngành Luật (Nhà trường đã đào tạo trình độ cao học ngành Luật Kinh tế từ năm 2016).

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Thư ký, Thẩm tra viên trong Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự; Chuyên viên, Kiểm tra viên trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, Công tác pháp luật trong cơ quan Công an nhân dân.

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên pháp chế tại các bộ phận: nhân sự, hành chính, tổng hợp, chính sách, tuyên truyền pháp luật, thư ký lãnh đạo ở các cơ quan: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở, phòng, ban các cấp.

3. Vị trí việc làm 3: Chuyên viên pháp lý trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGOs).

4. Vị trí việc làm 4: Chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức kinh tế, ở các phòng pháp chế, nhân sự, Ban thư ký lãnh đạo doanh nghiệp.

5. Vị trí việc làm 5: Chuyên viên pháp lý, thư ký nghiệp vụ, trợ lý cho luật sư tại các Công ty Luật, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trung tâm bán đấu giá tài sản, Trung tâm hòa giải, Trọng tài thương mại, Trợ giúp pháp lý, Chuyên viên tư vấn ở các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

6. Vị trí việc làm 6: Công tác nghiên cứu, báo cáo viên pháp luật trong các cơ sở đào tạo, đơn vị sự nghiệp nghiên cứu về pháp luật, tư vấn hoạch định chính sách công.

7. Vị trí việc làm 7: Cơ hội nâng cao nghề nghiệp sau khi đáp ứng một số quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp:

- Luật sư: tham gia khóa đào tạo nghề luật sư, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự để cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.

- Thẩm phán: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, trải qua kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm Thẩm phán Quốc gia.

- Kiểm sát viên: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, trải qua kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.

- Chấp hành viên: có thời gian công tác thực tiễn, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, đạt kết quả kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm Chấp hành viên.

- Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá viên: tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có thời gian công tác thực tiễn, đạt kết quả tập sự hành nghề để cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Thanh tra viên: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ Thanh tra viên, có năng lực thực hành quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để được bổ nhiệm làm Thanh tra viên.

- Công tác giảng dạy pháp luật: sau khi tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có thời gian công tác thực tiễn theo quy định.

Ngành: Luật Kinh tế

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết nền tảng và thực tiễn thuộc các lĩnh vực pháp luật luật kinh tế để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực luật kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành luật kinh tế và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Tổ chức hướng dẫn lập kế hoạch học tập, kỹ năng học đại học, tư vấn chọn ngành học,...

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi học thuật hoặc chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học,...

- Báo cáo chuyên đề, tìm hiểu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng mềm,...

- Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu thực tập, kiến tập, việc làm, nhà trọ,...

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://khoaluat.ou.edu.vn/public/uploads/ck/media/files/CHUONG%20TRINH%20DAO%20TAO%20NGANH%20LUAT%20KINH%20TE%202019.pdf

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Có thể học tiếp chương trình cao học các chuyên ngành Luật (Nhà trường đã đào tạo trình độ cao học ngành Luật Kinh tế từ năm 2016).

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức kinh tế, ở các phòng pháp chế, nhân sự, Ban thư ký lãnh đạo doanh nghiệp.

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên pháp lý, thư ký nghiệp vụ, trợ lý cho luật sư tại các Công ty Luật, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trung tâm bán đấu giá tài sản, Trung tâm hòa giải, Trọng tài thương mại, Trợ giúp pháp lý, Chuyên viên tư vấn ở các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

3. Vị trí việc làm 3: Thư ký, Thẩm tra viên trong Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự; Chuyên viên, Kiểm tra viên trong Viện kiểm sát nhân dân, Công tác pháp luật trong cơ quan Công an nhân dân.

4. Vị trí việc làm 4: Chuyên viên pháp chế tại các bộ phận: nhân sự, hành chính, tổng hợp, chính sách, tuyên truyền pháp luật, thư ký lãnh đạo ở các cơ quan: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở, phòng, ban các cấp.

5. Vị trí việc làm 5: Chuyên viên pháp lý trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGOs).

6. Vị trí việc làm 6: Công tác nghiên cứu, báo cáo viên pháp luật trong các cơ sở đào tạo, đơn vị sự nghiệp về lĩnh vực pháp luật, tư vấn hoạch định chính sách công.

7. Vị trí việc làm 7: Cơ hội nâng cao nghề nghiệp sau khi đáp ứng một số quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp:

- Luật sư: tham gia khóa đào tạo nghề luật sư, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự để cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.

- Thẩm phán: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, trải qua kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm Thẩm phán Quốc gia.

- Kiểm sát viên: có thời gian công tác thực tiễn theo quy định, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, trải qua kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm làm Kiểm sát viên.

- Chấp hành viên: có thời gian công tác thực tiễn, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, đạt kết quả kỳ thi tuyển chọn để bổ nhiệm Chấp hành viên.

- Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá viên: tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có thời gian công tác thực tiễn, đạt kết quả tập sự hành nghề để cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.

- Công tác giảng dạy pháp luật: sau khi tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, có thời gian công tác thực tiễn theo quy định.

Ngành: Kinh tế

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực Kinh tế để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Kinh tế và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Tổ chức hướng dẫn lập kế hoạch học tập, kỹ năng học đại học, tư vấn chọn ngành học,...

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi học thuật hoặc chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học,...

- Báo cáo chuyên đề, tìm hiểu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng mềm,...

- Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu thực tập, kiến tập, việc làm, nhà trọ,...

- Bên cạnh việc học tập với giảng viên trên lớp, sinh viên còn có cơ hội được trao dồi khả năng tư duy và các kỹ năng thông qua hoạt động của Câu lạc bộ Nghiên cứu kinh tế trẻ và các chương trình tham quan thực tế tại các địa phương, doanh nghiệp.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://v1.ou.edu.vn/ktqlc/Pages/Hoc-che-tin-chi.aspx

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Việc tiếp tục học tập ở bậc học sau đại học cho phép người học có những cơ hội tiếp cận với những vị trí công việc thú vị khi làm việc tại các doanh nghiệp, các cơ quan khu vực công, giảng dạy hay nghiên cứu.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Làm việc tại các Doanh nghiệp  

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có thể làm việc ở các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp: chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên nghiên cứu và tư vấn doanh nghiệp, nhà phân tích tư vấn tài chính, nhà phân tích đầu tư, nhà quản lý dự án đầu tư, nhà thống kê, … Những vị trí thuộc về lĩnh vực phân tích, lập kế hoạch, dự báo, và nghiên cứu là những lĩnh vực đặc biệt mà doanh nghiệp thường chỉ tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế.

2. Vị trí việc làm 2: Làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp  Làm việc tại các cơ quan thuộc khu vực công

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đặc biệt thích hợp với các vị trí công việc trong khu vực nhà nước. Rất nhiều vị trí công việc có liên quan đến các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý công, quản lý đô thị, quản trị y tế, chuyên viên phân tích ngân sách, dự báo kinh tế, kinh tế quốc tế, kinh tế đầu tư… Các cơ quan chính phủ mà sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có thể làm là các Ủy ban Nhân dân, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương, …

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế thích hợp với các vị trí công việc trong khu vực công như Quản lý đô thị, Quản trị y tế, Quản trị tổ chức công, Phân tích chính sách, Thẩm định dự án, Kinh tế quốc tế, Kinh tế môi trường, Chính phủ điện tử, Lãnh đạo và Nhân sự khu vực công… Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công có thể làm việc tại các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong các lĩnh vực Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Lao động – Thương binh xã hội, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông…

3. Vị trí việc làm 3: Làm việc tại các tổ chức quốc tế   

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế học với kết quả xuất sắc có thể làm việc tại các tổ chức quốc tế như chuyên viên Ngân hàng thế giới (WB) hay chuyên viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)… Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế cũng rất thích hợp để làm việc tại một số tổ chức phi chính phủ (NGOs).

4. Vị trí việc làm 4: Làm việc tại các tổ chức nghiên cứu

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế còn có thể tham gia làm việc tại viện nghiên cứu. Điển hình là Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM.

Một vài năm sau khi ra trường, những người tốt nghiệp ngành Kinh tế bậc đại học có thể làm việc tại các đơn vị như sau:

5. Vị trí việc làm 5: Làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế với kết quả xuất sắc có thể tham gia công tác giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng (với điều kiện hoàn thành các chứng chỉ nghề nghiệp theo đúng quy định đối với giảng viên). Ngoài ra, nếu muốn theo đuổi con đường giảng dạy và nghiên cứu ở bậc cao hơn thì sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần tiếp tục học tập ở bậc sau đại học.

6. Vị trí việc làm 6: Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế, sinh viên có thể tiếp tục theo học ở bậc sau đại học để lấy bằng Thạc sỹ hay Tiến sỹ về Kinh tế học hoặc những ngành có liên quan đến kinh tế ở các chương trình trong và ngoài nước. Trong nước, sinh viên có thể học các chương trình cao học tại các trường Đại học, Học viện có đào tạo sau đại học ngành Kinh tế học, Quản lý kinh tế hay học tại các chương trình liên kết với nước ngoài như Chương trình Cao học Việt Nam - Hà Lan đào tạo cao học Kinh tế phát triển, chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đào tạo Thạc sỹ Chính sách công.

Ngành: Ngôn ngữ Anh

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản tn.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn về hệ thống ngôn ngữ, văn hóa, văn học các nước sử dụng tiếng Anh để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

- Cung cấp kiến thức về chuyên môn ngành nghề như Giảng dạy tiếng Anh/ Biên Phiên dịch tiếng Anh/ Thương mại.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ Anh để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc nnh Ngôn ngữ Anh và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên theo học tại Khoa Ngọai Ngữ được cung cấp môi trường ngôn ngữ quốc tế, trang thiết bị hỗ trợ học tiếng hiện đại, hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến giúp sinh viên phát huy khả năng tự học, và tư duy phê phán, để đạt hiệu quả cao trong học tập và công việc sau này.

- Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, các diễn đàn, sân chơi quốc tế và trong nước thuộc các lĩnh vực học thuật, thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội theo đường lối giáo dục phát triển toàn diện giúp phát huy tính năng động, linh hoạt và sáng tạo là những ưu điểm cạnh tranh trong tuyển dụng và làm việc sau này. Các cuộc thi và hoạt động học thuật nổi bật được tổ chức định kì như: Thi Hùng biện tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, các cuộc thi Hát, diễn kịch bằng tiếng Anh, Tập san tiếng Anh, Hội nghị khoa học, Tour du lịch văn hóa Mở v.v

- Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ có điều kiện tham dự các khóa học chuyển tiếp 1 học kì tại các trường đối tác Anh, Hoa Kì, Canada, Úc để trau dồi kiến thức tiếng, học hỏi thực tế giao tiếp, khám phá, giao lưu với bạn bè quốc tế, các nền văn hóa khác nhau.

- Nhiều cựu sinh viên Khoa đã đạt những học bổng uy tín thế giới như chương trình Fulbright (Hoa Kì), Chevening (Anh), học bổng của các trường đại học nước ngoài…. Ngoài ra, có những chương trình học bổng từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, và động viên các sinh viên đạt thành tích cao trong học tập.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

https://drive.google.com/file/d/1hVWuD5xZSaZmY1q3WWv8CcsaMosB9_JE/view

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Ngoại ngữ có đủ khả năng để theo học các chương trình ở bậc học cao hơn như các chuyên ngành về Phương pháp giảng dạy (Tiếng Anh) ngôn ngữ học, giáo dục, nghiên cứu văn hóa.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những vị trí việc làm sau:

Đối với chuyên ngành Phương pháp giảng dạy tiếng Anh

- Giáo viên tiếng Anh trực tiếp giảng dạy (bậc trung học phổ thông, trung tâm Anh ngữ).

- Trợ giảng (hệ thống trường THPT quốc tế và trung tâm Anh ngữ).

- Nhân viên phòng giáo vụ (của trường THPT và trung tâm Anh ngữ).

- Nhân viên bộ phận thiết kế chương trình giảng dạy, biên soạn tài liệu giảng dạy, kiểm tra và đánh giá ngôn ngữ Anh.

- Nhân viên bộ phận huấn luyện nghiệp vụ.

Đối với chuyên ngành Biên phiên dịch tiếng Anh

- Biên tập viên, phiên dịch viên, thư ký, trợ lý, chuyên viên liên quan đến biên – phiên dịch tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp, báo đài, và các tổ chức xã hội trong và ngoài nước có nhu cầu về biên – phiên dịch.

Đối với chuyên ngành Tiếng Anh thương mại

- Nhân viên giao dịch ngân hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng trong ngành dịch vụ tài chính-ngân hàng.

- Nhân viên trong các công ty xuất nhập khẩu.

- Nhân viên văn phòng trong các cơ quan nhà nước, chính phủ; các lĩnh vực kinh doanh và marketing, quan hệ công chúng.

- Trợ lý hoặc thư ký cho giám đốc hoặc trưởng phòng.

- Huấn luyện viên hoặc đào tạo viên về kỹ năng tiếng Anh thương mại trong công ty hoặc phòng ban.

- Trợ giảng tiếng Anh thương mại ở các trung tâm ngoại ngữ hoặc trường nghề.

- Nhân viên phục vụ mặt đất ở sân bay, nhân viên đại lý lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân khách sạn và nhân viên phục vụ nhà hàng (sau khi bổ sung các chứng chỉ nghiệp vụ liên quan).

 

Ngành: Ngôn ngữ Nhật

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức nền tảng về xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn về hệ thống ngôn ngữ, đất nước - con người Nhật Bản để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực biên-phiên dịch, biên-phiên dịch  .

2. Kỹ năng:

- Giúp người học vận dụng kỹ năng Tiếng Nhật và một ngoại ngữ khác (Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Pháp) hiệu quả trong học thuật, đời sống và trong môi trường lao động.

- Đào tạo Biên-phiên dịch viên có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Biên-phiên dịch và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên theo học tại Khoa Ngọai Ngữ được cung cấp môi trường ngôn ngữ quốc tế, trang thiết bị hỗ trợ học tiếng hiện đại, hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến giúp sinh viên phát huy khả năng tự học, và tư duy phê phán, để đạt hiệu quả cao trong học tập và công việc sau này.

- Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, các diễn đàn, sân chơi quốc tế và trong nước thuộc các lĩnh vực học thuật, thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội theo đường lối giáo dục phát triển toàn diện giúp phát huy tính năng động, linh hoạt và sáng tạo là những ưu điểm cạnh tranh trong tuyển dụng và làm việc sau này. Các cuộc thi và hoạt động học thuật nổi bật được tổ chức định kì như: Thi Hùng biện tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, các cuộc thi Hát, diễn kịch bằng tiếng Anh, Tập san tiếng Anh, Hội nghị khoa học, Tour du lịch văn hóa Mở v.v

- Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ có điều kiện tham dự các khóa học chuyển tiếp 1 học kì tại các trường đối tác Anh, Hoa Kì, Canada, Úc để trau dồi kiến thức tiếng, học hỏi thực tế giao tiếp, khám phá, giao lưu với bạn bè quốc tế, các nền văn hóa khác nhau.

- Nhiều cựu sinh viên Khoa đã đạt những học bổng uy tín thế giới như chương trình Fulbright (Hoa Kì), Chevening (Anh), học bổng của các trường đại học nước ngoài…. Ngoài ra, có những chương trình học bổng từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, và động viên các sinh viên đạt thành tích cao trong học tập.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

https://drive.google.com/file/d/1otte0KLOXTE-MUXnK1k0XT12OOD1Bnh3/view

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Ngoại ngữ có đủ khả năng để theo học các chương trình ở bậc học cao hơn như các chuyên ngành về ngôn ngữ học, giáo dục, nghiên cứu văn hóa.

 

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Biên-phiên dịch viên tại các công ty có 100% vốn Nhật Bản hay công ty liên doanh với Nhật Bản phụ trách những công việc có liên quan đến lĩnh vực biên dịch hoặc phiên dịch cho các cuộc tiếp xúc song phương.

2. Vị trí việc làm 2: Biên dịch viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Nhật. 

3. Vị trí việc làm 3: Phụ trách những công việc có liên quan đến kinh doanh, theo dõi hợp đồng, giao dịch thương mại, xử lý các công việc có liên quan đến tiếng Nhật tại các công ty có 100% vốn Nhật Bản hay liên doanh với Nhật Bản.

4. Vị trí việc làm 4: Hướng dẫn viên hoặc nhân viên hỗ trợ khách hàng tại các công ty du lịch, nhà hàng – khách sạn, ngân hàng... có đối tác, khách hàng là người Nhật Bản sau khi bổ sung giấy phép hành nghề.

5. Vị trí việc làm 5: Giáo viên giảng dạy tiếng Nhật tại các trung tâm Nhật ngữ hoặc Giáo viên tại trường đại học sau khi học thêm một số học phần bổ túc kiến thức nghiệp vụ giảng dạy.

6. Vị trí khác: công tác tại các tổ chức, cơ quan có nhu cầu tuyển dụng nhân viên biết tiếng Nhật.

Ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn về kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức các bình diện ngôn ngữ, kiến thức văn hóa - văn học Trung Quốc để giải quyết vấn đề chuyên môn.

- Cung cấp kiến thức về chuyên môn ngành nghề Biên phiên dịch tiếng Trung Quốc.

2. Kỹ năng:

- Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ Trung Quốc để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và linh hoạt trong điều kiện làm việc thay đổi, có ý thức trách nhiệm với xã hội, với đất nước trong quá trình hành nghề, phổ biến kiến thức thuộc nnh Ngôn ngữ Trung Quốc và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên theo học tại Khoa Ngọai Ngữ được cung cấp môi trường ngôn ngữ quốc tế, trang thiết bị hỗ trợ học tiếng hiện đại, hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến giúp sinh viên phát huy khả năng tự học, và tư duy phê phán, để đạt hiệu quả cao trong học tập và công việc sau này.

- Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, các diễn đàn, sân chơi quốc tế và trong nước thuộc các lĩnh vực học thuật, thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội theo đường lối giáo dục phát triển toàn diện giúp phát huy tính năng động, linh hoạt và sáng tạo là những ưu điểm cạnh tranh trong tuyển dụng và làm việc sau này. Các cuộc thi và hoạt động học thuật nổi bật được tổ chức định kì như: Thi Hùng biện tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, các cuộc thi Hát, diễn kịch bằng tiếng Anh, Tập san tiếng Anh, Hội nghị khoa học, Tour du lịch văn hóa Mở v.v

- Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ có điều kiện tham dự các khóa học chuyển tiếp 1 học kì tại các trường đối tác Anh, Hoa Kì, Canada, Úc để trau dồi kiến thức tiếng, học hỏi thực tế giao tiếp, khám phá, giao lưu với bạn bè quốc tế, các nền văn hóa khác nhau.

- Nhiều cựu sinh viên Khoa đã đạt những học bổng uy tín thế giới như chương trình Fulbright (Hoa Kì), Chevening (Anh), học bổng của các trường đại học nước ngoài…. Ngoài ra, có những chương trình học bổng từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, và động viên các sinh viên đạt thành tích cao trong học tập.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

https://drive.google.com/file/d/1bahbJ1nt6SBMq69c32eIzr24nX-67vTd/view

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Ngoại ngữ có đủ khả năng để theo học các chương trình ở bậc học cao hơn như các chuyên ngành về ngôn ngữ học, giáo dục, nghiên cứu văn hóa.

 

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp Ngành ngôn ngữ Trung Quốc chuyên ngành biên phiên dịch tiếng trung có thể làm việc tại những vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Biên dịch viên trong lĩnh vực ngành nghề thương mại, du lịch, báo chí, văn học.

2. Vị trí việc làm 2: Phiên dịch viên làm việc đàm phán, hội nghị, hội thảo

3. Vị trí việc làm 3: Nhân viên, thư ký, trợ lý, quản lý, chuyên viên, viên chức, công chức trong môi trường công việc sử dụng tiếng Trung.

4. Vị trí việc làm 4: Giáo viên tiếng Trung (sau khi bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm)

5. Vị trí việc làm 5: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung (sau khi bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch)

6. Vị trí việc làm 6: vị trí công việc toàn thời gian và công việc thời vụ khác phù hợp chuyên môn cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc

Ngành: Ngôn ngữ Hàn Quốc

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ Hàn Quốc và chuyên ngành Biên Phiên dịch để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực  để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Mức tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành  và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên theo học tại Khoa Ngọai Ngữ được cung cấp môi trường ngôn ngữ quốc tế, trang thiết bị hỗ trợ học tiếng hiện đại, hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến giúp sinh viên phát huy khả năng tự học, và tư duy phê phán, để đạt hiệu quả cao trong học tập và công việc sau này.

- Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, các diễn đàn, sân chơi quốc tế và trong nước thuộc các lĩnh vực học thuật, thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội theo đường lối giáo dục phát triển toàn diện giúp phát huy tính năng động, linh hoạt và sáng tạo là những ưu điểm cạnh tranh trong tuyển dụng và làm việc sau này. Các cuộc thi và hoạt động học thuật nổi bật được tổ chức định kì như: Thi Hùng biện tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, các cuộc thi Hát, diễn kịch bằng tiếng Anh, Tập san tiếng Anh, Hội nghị khoa học, Tour du lịch văn hóa Mở v.v

- Sinh viên Khoa Ngoại Ngữ có điều kiện tham dự các khóa học chuyển tiếp 1 học kì tại các trường đối tác Anh, Hoa Kì, Canada, Úc để trau dồi kiến thức tiếng, học hỏi thực tế giao tiếp, khám phá, giao lưu với bạn bè quốc tế, các nền văn hóa khác nhau.

- Nhiều cựu sinh viên Khoa đã đạt những học bổng uy tín thế giới như chương trình Fulbright (Hoa Kì), Chevening (Anh), học bổng của các trường đại học nước ngoài…. Ngoài ra, có những chương trình học bổng từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm giúp đỡ các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, và động viên các sinh viên đạt thành tích cao trong học tập.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://v1.ou.edu.vn/nn/Pages/Chuong-trinh-dao-tao.aspx

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Ngoại ngữ có đủ khả năng để theo học các chương trình ở bậc học cao hơn như các chuyên ngành về ngôn ngữ học, giáo dục, nghiên cứu văn hóa.

 

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Phiên dịch viên, thư ký, trợ lý, biên tập viên, chuyên viên liên quan đến việc biên phiên dịch Hàn - Việt, Việt - Hàn tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp, báo đài, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

2. Vị trí việc làm 2: Nhân viên văn phòng, nhân viên hành chính nhân sự, nhân viên tổng vụ, nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm khóc khách hàng, nhân viên giao dịch ngân hàng v.v... trong các doanh nghiệp Hàn Quốc, Việt Nam, Cơ quan Chính phủ.

3. Vị trí việc làm 3: Làm trợ giảng, giáo viên giảng dạy tiếng Hàn ở các trường học, trung tâm du học v.v.. (Sau khi bổ sung các kiến thức kỹ năng chuyên môn về phương pháp giảng dạy.)      

Ngành: Quản trị kinh doanh

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế - quản lýngành Quản trị kinh doanh để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc ngành Quản trị kinh doanh để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Quản trị kinh doanh và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng, nhờ đó tinh thần học tập được thúc đẩy, cũng như các kỹ năng mềm được phát triển trong suốt quá trình học tập tại trường.

- Hiện tại có 4 câu lạc bộ học thuật theo 4 ngành đào tạo và câu lạc bộ Tiếng Anh của khoa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên, nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động quản trị và kinh doanh, rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, và mở rộng mạng lưới hợp tác. Ngoài ra, 4 cuộc thi học thuật theo 4 ngành đào tạo được tổ chức hàng năm và các buổi sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ được sinh viên đánh giá cao, giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học tập tại trường.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

https://drive.google.com/file/d/1CjzkVWjfSCho_xE9v4CAwgxp9E_6x6ef/view

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp có thể học chuyển tiếp các bậc học cao hơn về ngành quản trị kinh doanh như Thạc sỹ, Tiến sỹ được chấp nhận bởi hầu hết các trường đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt, chương trình đào tạo Thạc sỹ của Trường được đánh giá rất cao, sinh viên có thể lựa chọn trương trình Thạc sỹ trong nước hoặc Chương trình Thạc sỹ liên kết với các đối tác là những trường đại học của Anh, Úc, Bỉ, Đức.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Chuyên viên, trợ lý kinh doanh; chuyên viên kiểm soát chất lượng; chuyên viên phụ trách chiến lược tại các công ty tư nhân đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Chuyên viên tại các tổ chức khu vực công, hoặc các Uỷ ban tư vấn, cố vấn thuộc nhiều các sở ban ngành. Sau một thời gian làm việc, tích luỹ kinh nghiệm và đáp ứng các điều kiện quy định của luật pháp (nếu có) người học có thể phát triển nghề nghiệp trở thành nhà quản trị cấp trung: trưởng nhóm, phụ trách hoặc phó trưởng bộ phận các đơn vị (sau 3-5 năm).

2. Vị trí việc làm 2: Chủ doanh nghiệp, thông qua xây dựng ý tưởng kinh doanh và thực hiện khởi nghiệp; tạo lập doanh nghiệp và điều hành doanh nghiệp.

3. Vị trí việc làm 3: Chuyên viên thiết kế và điều hành chương trình du lịch; Hướng dẫn viên du lịch; Chuyên viên kinh doanh, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ du lịch; Chuyên viên tại các cơ quản lý nhà nước về du lịch. Sau một thời gian làm việc, tích luỹ kinh nghiệm và đáp ứng các điều kiện quy định của luật pháp (nếu có) người học có thể phát triển nghề nghiệp trở thành trưởng bộ phận của doanh nghiệp lữ hành, giám đốc điều hành, quản lý cấp trung tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. 

Ngành: Kinh doanh quốc tế

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế - quản lý và ngành kinh doanh quốc tế để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc ngành kinh doanh quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành kinh doanh quốc tế và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng, nhờ đó tinh thần học tập được thúc đẩy, cũng như các kỹ năng mềm được phát triển trong suốt quá trình học tập tại trường.

- Hiện tại có 4 câu lạc bộ học thuật theo 4 ngành đào tạo và câu lạc bộ Tiếng Anh của khoa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên, nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động quản trị và kinh doanh, rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, và mở rộng mạng lưới hợp tác. Ngoài ra, 4 cuộc thi học thuật theo 4 ngành đào tạo được tổ chức hàng năm và các buổi sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ được sinh viên đánh giá cao, giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học tập tại trường.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

https://drive.google.com/file/d/1jdH0FVTGbtVdoFYAottvR_U2hVYgMb15/view

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp có thể học chuyển tiếp các bậc học cao hơn về ngành quản trị kinh doanh như Thạc sỹ, Tiến sỹ được chấp nhận bởi hầu hết các trường đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt, chương trình đào tạo Thạc sỹ của Trường được đánh giá rất cao, sinh viên có thể lựa chọn trương trình Thạc sỹ trong nước hoặc Chương trình Thạc sỹ liên kết với các đối tác là những trường đại học của Anh, Úc, Bỉ, Đức.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: chuyên viên xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh chuyên thu gom hàng lẻ/nguyên container thuộc hệ thống đường biển/hàng không tại các công ty đa quốc gia, công ty giao nhận ngoại thương, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng trong và ngoài nước, các công ty kinh doanh ngoại tệ.

Triển vọng nghể nghiệp: thăng tiến lên vị trí Quản trị viên/ Trưởng nhóm/ Phụ trách hoặc Phó trưởng bộ phận các đơn vị (Sau 3-5 năm)

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên viên phụ trách dự án, chuyên viên phụ trách nhãn hàng của dự án quốc tế, các dự án trong chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp (các vị trí việc làm này hầu hết ở các tổ chức quốc tế (các NGOs như Ngân hàng quốc tế, Tổ chức lao động quốc tế, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp quốc…), các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt nam, các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các công ty Việt nam ở nước ngoài hoặc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các văn phòng Bộ/ Sở Công thương, Bộ/ Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Triển vọng nghể nghiệp: thăng tiến lên vị trí quản trị dự án như giám đốc nhãn hàng toàn cầu (Sau 3-5 năm)

3. Vị trí việc làm 3: chuyên viên tổng hợp, báo cáo, phân tích dữ liệu, số liệu xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài; chuyên viên thực hiện các gói dự án điều tra, giám sát, tổng hợp dữ liệu làm cơ sở lập quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, ngành nghề sản xuất phục vụ xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài; chuyên viên thực hiện quản lý nhà nước liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu và các loại hình kinh doanh quốc tế. Các vị trí việc làm này được bố trí tại các các văn phòng Bộ/ Sở Công thương, Bộ/ Sở Kế hoạch và Đầu tư, cục đầu tư nước ngoài, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cơ quan hải quan.

Triển vọng nghề nghiệp: thăng tiến lên vị trí quản trị đội nhóm, phòng ban trong 3-7 năm.

Ngành: Quản trị nhân lực

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế - quản lý Quản trị nhân lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực Quản trị nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành   và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng, nhờ đó tinh thần học tập được thúc đẩy, cũng như các kỹ năng mềm được phát triển trong suốt quá trình học tập tại trường.

- Hiện tại có 4 câu lạc bộ học thuật theo 4 ngành đào tạo và câu lạc bộ Tiếng Anh của khoa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên, nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động quản trị và kinh doanh, rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, và mở rộng mạng lưới hợp tác. Ngoài ra, 4 cuộc thi học thuật theo 4 ngành đào tạo được tổ chức hàng năm và các buổi sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ được sinh viên đánh giá cao, giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học tập tại trường.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

https://drive.google.com/file/d/11ZFY9ZiKTMJ_5-AS2vOcTlwNc_ibnqdS/view

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp có thể học chuyển tiếp các bậc học cao hơn về ngành quản trị kinh doanh như Thạc sỹ, Tiến sỹ được chấp nhận bởi hầu hết các trường đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt, chương trình đào tạo Thạc sỹ của Trường được đánh giá rất cao, sinh viên có thể lựa chọn trương trình Thạc sỹ trong nước hoặc Chương trình Thạc sỹ liên kết với các đối tác là những trường đại học của Anh, Úc, Bỉ, Đức.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Chuyên viên nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, định mức, quản trị tiền lương, quan hệ lao động … ở phòng Nhân sự của các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành nghề.

Triển vọng nghề nghiệp: thăng tiến lên vị trí quản trị viên cấp cơ sở (Team lead của một bộ phận) trong 3-5 năm, vị trí quản trị viên cấp trung (trưởng, phó phòng) sau 5-7 năm; vị trí giám đốc nhân sự tại các công ty lớn sau 10 – 15 năm.

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên tư vấn nhân sự trong các công ty tư vấn, đào tạo, cung cấp dịch vụ việc làm, các công ty chuyên về tuyển dụng và cung ứng lao động...

Triển vọng nghề nghiệp: thăng tiến lên vị trí quản trị viên cấp cơ sở (Team lead của một bộ phận) trong 3 năm, vị trí quản trị viên cấp trung (trưởng, phó phòng) sau 5-7 năm; vị trí giám đốc  của công ty sau 10-15 năm.

3. Vị trí việc làm 3: Chuyên viên trong các phòng Tổ chức Nhân sự của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội; Chuyên viên ở Sở hoặc Phòng Lao động – Thương binh – xã hội tại các địa phương; Nghiên cứu viên trong các Viện nghiên cứu về lao động, xã hội, tiền lương, công đoàn...

Triển vọng nghề nghiệp: thăng tiến lên vị trí chuyên viên chính trong 3-5 năm; Trưởng, phó phòng trong 6-8 năm, Giám đốc Sở hoặc Viện sau 10-12 năm.

Ngành: Marketing

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế - quản lý ngành   để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực   để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành   và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng, nhờ đó tinh thần học tập được thúc đẩy, cũng như các kỹ năng mềm được phát triển trong suốt quá trình học tập tại trường.

- Hiện tại có 4 câu lạc bộ học thuật theo 4 ngành đào tạo và câu lạc bộ Tiếng Anh của khoa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên, nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động quản trị và kinh doanh, rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, và mở rộng mạng lưới hợp tác. Ngoài ra, 4 cuộc thi học thuật theo 4 ngành đào tạo được tổ chức hàng năm và các buổi sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ được sinh viên đánh giá cao, giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học tập tại trường.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

https://drive.google.com/file/d/1SlAjzgj4d_oMTaZoAqzJw7kdnFGo_c_0/view

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp có thể học chuyển tiếp các bậc học cao hơn về ngành quản trị kinh doanh như Thạc sỹ, Tiến sỹ được chấp nhận bởi hầu hết các trường đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt, chương trình đào tạo Thạc sỹ của Trường được đánh giá rất cao, sinh viên có thể lựa chọn trương trình Thạc sỹ trong nước hoặc Chương trình Thạc sỹ liên kết với các đối tác là những trường đại học của Anh, Úc, Bỉ, Đức.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Nhân viên kinh doanh/bán hàng, marketing, nhãn hàng… trong các tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức xã hội), doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề. Triển vọng nghề nghiệp: thăng tiến lên vị trí quản trị viên cấp cơ sở sau 3-5 năm (trưởng nhóm/giám sát bán hàng, marketing, nhãn hàng), quản trị viên cấp trung sau 5-10 năm (trưởng phòng/giám đốc bán hàng, marketing, nhãn hàng).     

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên làm việc trong các tổ chức cung cấp dịch vụ tiếp thị, quảng cáo, sản phẩm sáng tạo, truyền thông/PR, thương hiệu, nghiên cứu thị trường... Triển vọng nghề nghiệp: thăng tiến lên vị trí quản trị viên cấp cơ sở sau 3-5 năm (trưởng nhóm/chuyên viên cao cấp/giám sát quản lý khách hàng, truyền thông, sáng tạo), quản trị viên cấp trung sau 5-10 năm (trưởng phòng/giám đốc khách hàng, truyền thông, sáng tạo).  

Ngành: Du lịch

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Có kiến thức tổng quát của ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

- Có kiến thức và trình độ chuyên môn cao về ngành du lịch, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của hoạt động tổ chức kinh doanh lữ hành và tổ chức các dịch vụ du lịch, quản lý nhà nước về du lịch.

2. Kỹ năng:

Phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực du lịch lữ hànhđể thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành du lịch và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng, nhờ đó tinh thần học tập được thúc đẩy, cũng như các kỹ năng mềm được phát triển trong suốt quá trình học tập tại trường.

- Hiện tại có 4 câu lạc bộ học thuật theo 4 ngành đào tạo và câu lạc bộ Tiếng Anh của khoa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên, nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động quản trị và kinh doanh, rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, và mở rộng mạng lưới hợp tác. Ngoài ra, 4 cuộc thi học thuật theo 4 ngành đào tạo được tổ chức hàng năm và các buổi sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ được sinh viên đánh giá cao, giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học tập tại trường.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://kqtkd.ou.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-chuan-dau-ra-nganh-du-lich-va-nganh-logistic

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp có thể học chuyển tiếp các bậc học cao hơn về ngành quản trị kinh doanh như Thạc sỹ, Tiến sỹ được chấp nhận bởi hầu hết các trường đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt, chương trình đào tạo Thạc sỹ của Trường được đánh giá rất cao, sinh viên có thể lựa chọn trương trình Thạc sỹ trong nước hoặc Chương trình Thạc sỹ liên kết với các đối tác là những trường đại học của Anh, Úc, Bỉ, Đức.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Hướng dẫn viên du lịch; Chuyên viên thiết kế và điều hành chương trình du lịch nội địa và quốc tế; Chuyên viên kinh doanh, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ du lịch tại các công ty du lịch lữ hành; Các vị trí công việc như chuyên viên kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan như khối lưu trú, hàng không, công ty tổ chức sự kiện…

2. Vị trí việc làm 2: Tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu và các công việc liên quan tại các trường Cao đẳng, Đại học.

Ngành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế - quản lý và ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực kinh tế - kinh doanh và quản trị để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng, nhờ đó tinh thần học tập được thúc đẩy, cũng như các kỹ năng mềm được phát triển trong suốt quá trình học tập tại trường.

- Hiện tại có 4 câu lạc bộ học thuật theo 4 ngành đào tạo và câu lạc bộ Tiếng Anh của khoa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên, nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn các hoạt động quản trị và kinh doanh, rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, và mở rộng mạng lưới hợp tác. Ngoài ra, 4 cuộc thi học thuật theo 4 ngành đào tạo được tổ chức hàng năm và các buổi sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ được sinh viên đánh giá cao, giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học tập tại trường.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://kqtkd.ou.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-chuan-dau-ra-nganh-du-lich-va-nganh-logistic

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp có thể học chuyển tiếp các bậc học cao hơn về ngành quản trị kinh doanh như Thạc sỹ, Tiến sỹ được chấp nhận bởi hầu hết các trường đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt, chương trình đào tạo Thạc sỹ của Trường được đánh giá rất cao, sinh viên có thể lựa chọn trương trình Thạc sỹ trong nước hoặc Chương trình Thạc sỹ liên kết với các đối tác là những trường đại học của Anh, Úc, Bỉ, Đức.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận những vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Chuyên viên, trợ lý kinh doanh; chuyên viên kiểm soát chất lượng; chuyên viên phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh hãng tàu, forwarder tại các công ty tư nhân đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Chuyên viên tại các tổ chức khu vực công, hoặc các Uỷ ban tư vấn, cố vấn thuộc nhiều các sở ban ngành liên quan đến xuất nhập khẩu. Sau một thời gian làm việc, tích luỹ kinh nghiệm và đáp ứng các điều kiện quy định của luật pháp (nếu có) người học có thể phát triển nghề nghiệp trở thành nhà quản trị cấp trung: trưởng nhóm, phụ trách hoặc phó trưởng bộ phận các đơn vị (sau 3-5 năm).

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên thu mua, thanh toán quốc tế, Văn phòng đại diện của các công ty đa quốc gia.

3. Vị trí việc làm 3: Nhân viên Logistics, chứng từ, nhân viên hiện trường, điều vận đội xe, dịch vụ khách hàng

4. Vị trí việc làm 4: Chủ doanh nghiệp logistics và chuỗi cung ứng, thông qua xây dựng ý tưởng kinh doanh và thực hiện khởi nghiệp; tạo lập doanh nghiệp và điều hành doanh nghiệp.

Ngành: Tài chính – Ngân hàng

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực kinh tế, quản trịtài chính - ngân hàng để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

- Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Khoa quan tâm đến sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn bằng nhiều hình thức như thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kinh phí sinh hoạt và học bổng (từ nguồn học bổng của Nhà trường và từ các nguồn học bổng của doanh nghiệp thân hữu của Khoa). Hằng năm, thông qua kênh Cố vấn học tập, Chủ nhiệm lớp và Đoàn – Hội, khoa tiến hành rà soát các trường hợp sinh gặp khó khăn trong việc duy trì học tập để kịp thời hỗ trợ, nhằm hạn chế tối đa tình trạng sinh viên bỏ học do gặp các vấn đề về tài chính. Từ năm 2016 đến nay, khoa đã phát hiện và hỗ trợ học bổng học phí toàn phần cho 3 trường hợp gặp khó khăn đột xuất do bệnh tật và hoàn cảnh gia đình, giúp sinh viên có thêm niềm tin và chuyên tâm vào học tập.

- Đối với các hoạt động sinh viên, Khoa chú trọng đến sự phát triển toàn diện của sinh viên bằng các hoạt động ngoại khóa, văn thể mỹ dành cho sinh viên. Hằng năm, Khoa đều tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao, thành lập đội tuyển sinh viên tham gia Hội thi văn nghệ, Hội thao do nhà trường tổ chức. Tổ chức Đoàn Thanh niên – Liên chi hội SV của Khoa thực hiện nhiệm vụ định hướng hoạt động của Đoàn viên, chăm lo đời sống sinh viên, liên kết với các trung tâm đào tạo quốc tế tổ chức các lớp huấn luyện kỹ năng mềm bổ trợ cho hoạt động học tập và làm việc như: quản lý thời gian, làm việc nhóm, giao tiếp, trả lời phỏng vấn,… Đoàn Thanh niên – Liên chi hội sinh viên của Khoa còn tổ chức các chương trình tình nguyện như Lễ hội Trung Thu dành cho trẻ em nghèo, đêm ca nhạc gây quỹ hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chăm sóc các em nhỏ tàn tật, mồ côi tại các nhà mở, … giúp sinh viên nhận thức về đời sống – xã hội và hình thành nhân cách sống đúng đắn.

- Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm nguồn thu nhập và tiếp cận với các doanh nghiệp, Nhà trường và Khoa thường xuyên tổ chức các ngày hội việc làm và ký kết hợp tác với các doanh nghiệp nhằm giúp cho sinh viên tăng thêm cơ hội tìm kiếm việc làm từ các nhà tuyển dụng và sinh viên có dịp tìm hiểu kỹ hơn về các doanh nghiệp liên kết với Khoa.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

https://drive.google.com/file/d/1tZBypMYRxT3KYgiDv9RBa2gx9Tj3nhsu/view

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Chương trình đào tạo có tính liên thông với các chương trình sau đại học của Khoa và các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những vị trí việc làm sau:

1. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Người học có thể đảm nhận những vị trí việc làm tại công ty cổ phần chuyên về sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, họ còn có thể làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, như: Công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư tài chính:

- Vị trí việc làm 1: Nhân viên phân tích và dự báo tài chính.

- Vị trí việc làm 2: Nhân viên đầu tư tài chính.

- Vị trí việc làm 3: Nhân viên thẩm định dự án.

- Vị trí việc làm 4: Nhân viên môi giới và tư vấn đầu tư.

Sau khi tích lũy kinh nghiệm thực tế và đáp ứng các điều kiện qui định của luật pháp (nếu có), người học có thể đảm nhận các vị trí sau:

- Phụ trách nhóm, bộ phận hoặc phòng: Đầu tư, môi giới, tư vấn và phân tích tài chính.

- Phó Giám đốc hoặc Giám đốc: Tài chính, đầu tư hoặc chuyên gia tư vấn tài chính độc lập.

2. Chuyên ngành Đầu tư tài chính

Sau khi tốt nghiệp ngành Đầu tư tài chính, người học có thể làm việc tại những vị trí sau tại các công ty đầu tư tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, các tổ chức đầu tư mạo hiểm...:

- Vị trí 1: Nhân viên phân tích đầu tư.

- Vị trí 2: Nhân viên môi giới và tư vấn đầu tư.

- Vị trí 3: Nhân viên phân tích khối ngân hàng đầu tư.

Sau khi tích lũy kinh nghiệm thực tế và đáp ứng các điều kiện qui định của luật pháp (nếu có), người học có thể đảm nhận các vị trí sau:

- Phụ trách các phòng môi giới, đầu tư, tự doanh, mua bán sáp nhập hoặc phân tích tại các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính...

- Phó giám đốc/giám đốc đầu tư, tự doanh, quan hệ khách hàng, mua bán sáp nhập hoặc phân tích tại các tại các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính...

3. Chuyên ngành Ngân hàng

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận những vị trí việc làm sau tại các phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng:

- Vị trí 1: Giao dịch viên.

- Vị trí 2: Chuyên viên khách hàng cá nhân/khách hàng doanh nghiệp/chuyên viên tư vấn.

- Vị trí 3: Chuyên viên thanh toán quốc tế.

- Vị trí 4: Chuyên viên kinh doanh ngoại hối.

Ngoài ra, người học còn có thể đảm nhận vị trí là chuyên viên tư vấn tại các TCTD phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bất động sản.

Sau khi tích lũy kinh nghiệm thực tế và đáp ứng các điều kiện qui định của luật pháp (nếu có), người học có thể đảm nhận các vị trí sau tại các phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng:

- Kiểm soát viên.

- Lãnh đạo các phòng/ban chức năng trong ngân hàng.

- Phó giám đốc/giám đốc phòng giao dịch, chi nhánh.

 

Ngành: Công nghệ kỹ thuật Công trình xây dựng

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý dự án công trình để giải quyết các vấn đề trong xây dựng hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật.

- Cung cấp kiến thức chuyên môn để ứng dụng công nghệ chuyên ngành xây dựng trong phân tích, thiết kế, lựa chọn vật liệu, triển khai bản vẽ thiết kế, lập biện pháp và tổ chức quản lý thi công đúng theo tiêu chuẩn nhà nước với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có qui mô vừa đến lớn.

2. Kỹ năng:

- Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp như kỹ năng truyền đạt vấn đề, giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Công trình xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

- Giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc lĩnh vực xây dựng và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

Học bổng tài trợ sinh viên:

- Nhiều loại học bổng đầu vào dành cho sinh viên mới từ 100% đến 200% học phí.

- Học bổng hỗ trợ trong quá trình học tập (theo từng học kỳ): Học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên có thành tích học tập tốt, Học bổng vượt khó cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

- Học bổng doanh nghiệp liên kết tài trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Hoạt động ngoại khóa cho sinh viên: khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động cấp CLB làm sân chơi cho sinh viên:

- CLB võ thuật

- CLB Guitar CEO

- CLB truyền thông

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://ce.ou.edu.vn/cong-nghe-ki-thuat-cong-trinh-xay-dung-khoa-2019-2024-1448-view/

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Được trang bị nền tảng tốt để tiếp tục học lên bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các trường khác trong nước, hoặc nước ngoài, hoặc các chương trình liên kết của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh với một số trường ở Anh, Úc để lấy bằng Thạc sĩ của các trường này.

- Người học chương trình này sẽ đủ khả năng theo học tiếp các khóa học ngắn hạn để cập nhật kiến thức chuyên sâu về kỹ năng quản trị hoặc các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực ngành nghề công tác để phát triển sự nghiệp.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Kỹ sư thi công xây dựng       

2. Vị trí việc làm 2: Kỹ sư giám sát xây dựng       

3. Vị trí việc làm 3: Kỹ sư thiết kế kết cấu       

4. Vị trí việc làm 4: Kỹ sư an toàn lao động       

5. Vị trí việc làm 5: Kỹ sư kiểm soát chất lượng       

6. Vị trí việc làm 6:Kỹ sư đảm bảo chất lượng       

7. Vị trí việc làm 7: Kỹ sư giám sát nội bộ (nhà xưởng/nhà máy sản xuất ngành xây dựng)       

8. Vị trí việc làm 8: Chuyên viên lập dự toán       

9. Vị trí việc làm 9: Chuyên viên sở ban ngành xây dựng (quản lý đô thị, xây dựng cơ bản,…)       

10. Vị trí việc làm 10: Chuyên viên ban quản lý dự án, phòng đầu tư xây dựng       

11. Vị trí việc làm 11: Nhân viên kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất xây dựng (công ty nhà thép, công ty vật liệu xây dựng…)       

12. Vị trí việc làm 12: Nghiên cứu viên tại các viện/trường/phòng thí nghiệm về xây dựng       

Ngành: Quản lý xây dựng

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực thi công xây dựng và quản lý dự án của ngành quản lý xây dựng để giải quyết các vấn đề trong quản lý dự án xây dựng hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật.

2. Kỹ năng:

- Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp như kỹ năng truyền đạt vấn đề, giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

- Giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc lĩnh vực xây dựng và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Tổ chức hướng dẫn lập kế hoạch học tập, kỹ năng học đại học, tư vấn chọn ngành học,...

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi học thuật hoặc chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học,...

- Báo cáo chuyên đề, tìm hiểu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng mềm,...

- Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu thực tập, kiến tập, việc làm, nhà trọ,...

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://ce.ou.edu.vn/nganh-quan-ly-xay-dung-khoa-2019-2024-1450-view/

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Được trang bị nền tảng tốt để tiếp tục học lên bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các trường khác trong nước, hoặc nước ngoài, hoặc các chương trình liên kết của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh với một số trường ở Anh, Úc để lấy bằng Thạc sĩ của các trường này.

- Người học chương trình này sẽ đủ khả năng theo học tiếp các khóa học ngắn hạn để cập nhật kiến thức chuyên sâu về kỹ năng quản trị hoặc các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực ngành nghề công tác để phát triển sự nghiệp.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí việc làm sau:

1. Vị trí việc làm 1: Chuyên viên thi công xây dựng       

2. Vị trí việc làm 2: Chuyên viên tư vấn và quản lý dự án xây dựng      

3. Vị trí việc làm 3: Chuyên viên quản lý an toàn lao động       

4. Vị trí việc làm 4: Chuyên viên giám sát và quản lý chất lượng       

5. Vị trí việc làm 5: Chuyên viên lập dự toán     

6. Vị trí việc làm 6: Chuyên viên sở ban ngành xây dựng (quản lý đô thị, xây dựng cơ bản,…)       

7. Vị trí việc làm 7:Chuyên viên ban quản lý dự án, phòng đầu tư xây dựng       

8. Vị trí việc làm 8: Nhân viên kinh doanh các doanh nghiệp xây dựng (công ty sản xuất thép, công ty sản xuất vật liệu xây dựng, công ty kinh doanh bất động sản,…)       

9. Vị trí việc làm 9: Nghiên cứu viên tại các viện/trường về quản lý xây dựng/ quản lý dự án.

Ngành: Xã hội học

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực xã hội học, xã hội học tổ chức và quản trị nguồn nhân lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết trong lĩnh vực xã hội học để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành xã hội học và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Chính sách hỗ trợ sinh viên: Theo Chính sách chung của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hoạt động sinh viên: Các hoạt động ngoại khóa của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên giúp sinh viên trải nghiệm cuộc sống sinh viên, rèn luyện kỹ năng mềm, rèn luyện bản lĩnh sinh viên.

- Khoa thường tổ chức các cuộc thi: Nhà truyền thông chuyên nghiệp; Vòng quanh Đông Nam Á; Tôi viết… Các buổi báo cáo chuyên đề, tập huấn về Phương pháp nghiên cứu xã hội.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://xhh.ou.edu.vn/dao-tao/ctdt/ctdt-xhh/

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn: Cao học, nghiên cứu sinh ngành XHH hoặc ngành gần như Công tác xã hội.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học, chuyên ngành xã hội học tổ chức và quản trị nguồn nhân lực có thể làm việc ở một số lĩnh vực với các công việc cụ thể như sau:

1. Lĩnh vực nhà nước:

Chuyên viên chính sách (lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và tư vấn chính sách), chuyên viên văn phòng và chuyên viên xã hội tại cơ quan nhà nước (Bộ, Sở, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp (các bộ phận và phòng ban như văn phòng, kế hoạch, nội vụ, dân tộc, văn hóa thông tin, lao động thương binh xã hội, kế hoạch đầu tư, và các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh).

2. Lĩnh vực doanh nghiệp:

- Nhân viên quản lý, tư vấn, tuyển dụng nhân sự và lao động; nhân viên nghiên cứu thị trường, nhân viên quản lý khách hàng làm việc tại phòng Nhân sự, phòng nghiên cứu thị trường, phòng kinh doanh tại các doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp có thể làm việc với vị trí nhân viên tổ chức sự kiện và truyền thông, quảng cáo tại công ty tổ chức sự kiện.

- Tập sự tại các tổ chức truyền thông (truyền thanh, truyền hình, báo và tạp chí [bản in và online].

3. Lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy

Trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu. Nhân viên huấn luyện chương trình tại các trung tâm. Giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

4. Lĩnh vực dự án

- Nhân viên điều phối và phát triển dự án, nhân viên tư vấn chính sách, nhân viên xã hội tại các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội trong nước, các doanh nghiệp xã hội. Nhân viên tại các dự án phát triển cộng đồng (dự án giảm nghèo, nâng cao năng lực cho phụ nữ, cải thiện chất lượng cuộc sống) của quốc tế và Việt Nam.

- Bên cạnh đó, sinh viên có thể tham gia giảng dạy xã hội học và các môn học liên quan đến khoa học xã hội hoặc trở thành những nghiên cứu viên chính tại các trường Cao đẳng, đại học hoặc Viện nghiên cứu về khoa học xã hội nếu như sinh viên học tập nâng cao trình độ ở bậc cao hơn và có những chứng chỉ nghiệp vụ (như nghiệp vụ sư phạm...).

Ngành: Công tác xã hội

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực Công tác xã hội để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực Công tác xã hội để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Công tác xã hội và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Chính sách hỗ trợ sinh viên: Theo Chính sách chung của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hoạt động sinh viên: Các hoạt động ngoại khóa của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên giúp sinh viên trải nghiệm cuộc sống sinh viên, rèn luyện kỹ năng mềm, rèn luyện bản lĩnh sinh viên.

- Khoa thường tổ chức các cuộc thi: Nhà truyền thông chuyên nghiệp; Vòng quanh Đông Nam Á; Tôi viết… Các buổi báo cáo chuyên đề, tập huấn về Phương pháp nghiên cứu xã hội.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://xhh.ou.edu.vn/dao-tao/ctdt/ctdt-ctxh/

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn: Cao học, nghiên cứu sinh ngành CTXH.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Với tư cách là Công tác xã hội viên, sinh viên tốt nghiệp có thể thực hiện được các nghiệp vụ Công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội với cá nhân, nhóm, cộng đồng cần sự trợ giúp tại:

- Các cơ quan quản lý nhà nước ở các Bộ và ngành dọc phụ trách về vấn đề an sinh xã hội và các tổ chức chính trị xã hội: trở thành cán bộ ủy ban các cấp, cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ tham gia giải quyết một số vấn đề ở lĩnh vực an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, chính sách xã hội, dân số, sức khỏe, môi trường, văn hóa xã hội. Ở các lĩnh vực này, nhân viên công tác xã hội bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng bảo trợ xã hội, tham gia công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng, an toàn xã hội, lao động- việc làm và phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.

- Các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các dự án phát triển xã hội, các cơ sở nghiên cứu và dào tạo, các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tiếp công lập hoặc tư nhân hoặc tôn giáo và các cơ tổ chức tổ chức từ thiện nhân đạo: Nhân viên xã hội làm việc trực tiếp với cá nhân, nhóm, cộng đồng cần sự trợ giúp;

- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Nhân viên công tác xã hội thể hiện vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho tổ chức, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên, kết giữa công nhân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp

- Cơ sở giáo dục và quản lý giáo dục: Nhân viên xã hội học đường là người hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, hạn chế những khuyết điểm và phát huy những thế mạnh của nhà trường, kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội khác, trợ giúp giáo viên và học sinh sinh viên vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, nâng cao kiến thức cho phụ huynh và học sinh, làm cầu nối giữa gia đình và nhà trường, giải quyết các mối quan hệ xã hội trong quá trình đào tạo.

- Các bệnh viện, cơ sở y tế: nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực y tế là cầu nối giữa người bệnh, gia đình họ và đội ngũ nhân viên y tế, hỗ trợ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, giúp người bệnh và gia đình được chăm sóc cả về thể chất, tinh thần, tiếp cận được những nguồn lực vật chất sẵn có. Nhân viên công tác xã hội cũng thu xếp các dịch vụ phục hồi tại gia đình và cộng đồng, giúp người bệnh và gia đình.

- Khả năng phát triển nghề nghiệp: sau khi đã làm việc ở hạng công tác xã hội viên tối thiểu 3 năm và chứng tỏ được năng lực thực hành tốt, công tác xã hội viên chính chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành như là giảng viên, nhà nghiên cứu, quản trị cơ sở, vận động và biện hộ chính sách ở cấp độ cơ sở xã hội, quốc gia hay khu vực.

Ngành: Đông Nam Á học

1

Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

2

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

1. Kiến thức:

- Trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.

- Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn khu vực học (Đông Nam Á học) để giải quyết các vấn đề chuyên môn.

2. Kỹ năng:

Giúp người học phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết thuộc lĩnh vực Đông Nam Á học, chuyên sâu về văn hóa – du lịch để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tương xứng với vị trí nghề nghiệp.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đào tạo năng lực làm việc độc lập và theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Đông Nam Á học, chuyên sâu về văn hóa – du lịch và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp người học xây dựng ý thức trách nhiệm đối với cá nhân, cộng đồng, ý thức phục vụ đất nước và đạo đức nghề nghiệp.

3

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

- Chính sách hỗ trợ sinh viên: Theo Chính sách chung của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hoạt động sinh viên: Các hoạt động ngoại khóa của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên giúp sinh viên trải nghiệm cuộc sống sinh viên, rèn luyện kỹ năng mềm, rèn luyện bản lĩnh sinh viên.

- Khoa thường tổ chức các cuộc thi: Nhà truyền thông chuyên nghiệp; Vòng quanh Đông Nam Á; Tôi viết… Các buổi báo cáo chuyên đề, tập huấn về Phương pháp nghiên cứu xã hội.

4

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

http://xhh.ou.edu.vn/dao-tao/ctdt/ctdt-dnah/

5

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp đại học, tùy theo khả năng sinh viên có thể tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn như Cao học hay Nghiên cứu sinh ngành Châu Á học, Đông Phương học, Quan hệ quốc tế hoặc các ngành gần như Nhân học, Văn hóa học tại các trường trong và ngoài nước.

6

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp

Vị trí việc làm ngay sau khi tốt nghiệp:

1. Vị trí việc làm 1: Chuyên viên phụ trách mảng nội dung về văn hóa, du lịch, đối ngoại tại các cơ quan, tổ chức nhà nước và sự nghiệp như Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ, ban Thông tin truyền thông, ban Dân tộc, …

2. Vị trí việc làm 2: Nhân viên kinh doanh, hướng dẫn viên tại các công ty du lịch, công ty truyền thông, sự kiện có thị trường tại các nước Đông Nam Á

Cơ hội thăng tiến:

Sau 1-5 năm làm việc cũng như bổ sung các chứng chỉ nghề nghiệp như nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ báo chí, chứng chỉ ngoại ngữ, hoàn thành các chương trình sau đại học, sinh viên ngành Đông Nam Á học có thể đảm nhận các công việc sau:

1. Vị trí việc làm 1: Phụ trách điều hành các mảng công việc như: thiết kế, kinh doanh, điều hành, hướng dẫn tour cho các công ty du lịch có thị trường tại các nước Đông Nam Á.

2. Vị trí việc làm 2: Biên tập viên, chuyên viên tổ chức các chương trình về văn hóa cho các tổ chức, cơ quan truyền thông sự kiện.

3. Vị trí việc làm 3:  Chuyên viên phụ trách công tác trợ lý, tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến các nước Đông Nam Á.

4. Vị trí việc làm 4: Cán bộ làm việc cho các dự án, các cơ quan, tổ chức quốc tế và phi chính phủ có hợp tác tại Đông Nam Á.

5. Vị trí việc làm 5: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường cao đẳng, đại học có nghiên cứu, giảng dạy về Đông Nam Á học.

     Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo

 

HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

 

 

Nguyễn Minh Hà